TÌNH HUỐNG TRONG CÔNG VIỆC

                        CÁC TÌNH HUỐNG CÓ THỂ XẢY RA



1. Mắc lỗi, phạm sai lầm

Đây là vấn đề chung mà mọi người đều mắc phải, không phải chỉ riêng với những người mới. 

Nếu chắc chắn rằng bạn biết nguyên nhân gây ra lỗi, nếu có thể tự giải quyết mà không gây ra thêm rắc rối thì hãy xử lý. Sau cùng là báo cáo lại với cấp trên về việc bạn đã gây ra cùng với cách đã giải quyết.

Nếu không biết nguyên nhân: Báo cáo lại với cấp trên ngay lập tức, không cố tìm cách giải quyết để rồi gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Người Nhật rất tuân thủ nguyên tắc và sự an toàn, vì vậy việc báo cáo lại với cấp trên rất quan trọng. Trái lại, người Việt thường xuề xòa bỏ qua những việc nhỏ, rồi cho rằng không đáng để cấp trên quan tâm.

Nhập gia tùy tục, hãy đọc kỹ bảng quy tắc của công ty, mình chắc chắn rằng mọi công ty ở Nhật đều nói về vấn đề này. Đừng để việc nhỏ hóa lớn.

 

2. Bị cấp trên mắng

Khi bị cấp trên phàn nàn, bạn cần bình tĩnh tìm hiểu xem lỗi thuộc về ai:

Lỗi thuộc về mình: chịu khó lắng nghe lời khiển trách, bạn sẽ biết mình làm sai ở đâu và cách để tránh lặp lại việc trên

Do hiểu nhầm: bình tĩnh chờ cho đối phương nguôi giận, kể cả có phải nghe mắng, sau đó mới giải thích nhẹ nhàng giải thích

Không hiểu rõ nguyên nhân: lắng nghe và phân tích sự việc, hãy cứ xin lỗi trước rồi tìm hiểu sau cũng chưa muộn.


Điều quan trọng nhất là thái độ của bạn, chứ không phải lỗi to hay nhỏ. Đừng để lại ấn tượng xấu với cấp trên.


Tuyệt đối tránh làm những điều sau:

Khóc trước mặt đối phương: Nếu không thể chịu được, hãy xin phép đi vào nhà vệ sinh để lấy lại bình tĩnh

Nói dối: Việc cố tìm lý do để bào chữa hay nói dối để tránh né chỉ làm cho đối phương thêm tức giận

Tỏ thái độ xấu: Cho dù là lỗi thuộc về đối phương thì cũng đừng tỏ ra thái độ chống đối

Cười xòa: Bạn có biết rằng việc này rất khiếm nhã, đối phương có thể sẽ hiểu lầm rằng bạn không tôn trọng họ


3.Xung đột ý kiến:


Trong quá trình làm việc không thể tránh khỏi những lúc mỗi người một ý kiến. Để hài lòng tất cả mọi người đều rất khó.  Mỗi người có quyền đưa ra ý kiến và nên để mọi người biểu quyết lựa chọn ra ý kiến phù hợp nhất cho công việc. Lúc này người nhóm trưởng cần đưa ra quyết định dựa vào tình huống và mức độ gắn kết của các thành viên để xử lý cho đúng. 

Cá nhân: cần tôn trọng ý kiến của người khác. Khi làm việc nhóm cần có sự đoàn kết. Vì vậy một người hãy vì mọi người, gạt bỏ cái tôi của bản thân để làm việc có hiệu quả nhất. 

Nhóm: cũng cần tôn trọng ý kiến của từng thành viên. Tổng hợp các ý kiếm rồi cùng đưa ra ý kiến phù hợp


4. Mâu thuẫn trong nhóm:


Khi làm việc sẽ không tránh khỏi những mâu thuẫn dù là 2 hay nhiều người với rất nhiều lý do khác nhau. Nhưng mọi thứ hầu như đều do chưa kiểm soát được cảm xúc của bản thân, chưa thân thiết gắn bó với nhau.

Bản thân mình phải kiểm soát được cảm xúc của mình, hạ thấp cái tôi của bản thân, chủ động hòa nhập với mọi người

Nhóm khi có xung đột điều quan trọng là cần tìm cách tháo gỡ, liên kết các thành viên lại với nhau chặt chẽ hơn, tin tưởng nhau nhiều hơn.


5. Sự tự giác kém, thích thụ động

Khi làm việc trong một team không phải ai cũng chủ động và hết mình với công việc, không ít những cá nhân lười nhác và đùn đẩy công việc hoặc trách nhiệm cho người khác. Hoặc cũng có những người luôn bật chế độ “thụ động”, ai làm gì cũng tán thành, không bao giờ chủ động đưa ý kiến xây dựng trước tập thể. Những người như vậy sẽ trở thành gánh nặng của tập thể, kéo thành quả lao động của nhóm đi xuống.
Cách khắc phục tình trạng này thì người nhóm trưởng cần biết phân chia công việc rõ ràng cho từng người, xác định deadline cụ thể, chịu trách nhiệm hoàn toàn cho phần nhiệm vụ của mình. Không nên chỉ để cho một hoặc một vài thành viên “gánh team”, còn lại là những người ngồi không hưởng lợi.

#tinhhuongtrongcongviec

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG VIỆC